Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ uống trà, cách uống trà rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.
Đối với uống trà thông thường, người thưởng thức trà có thể là người pha trà hoặc không phải là người pha trà. Người pha trà là chủ thể chính của việc uống trà, người thưởng thức trà có thể chỉ là một hoặc nhiều người. Còn đối với nghi thức Trà đạo Nhật Bản, việc pha trà và uống trà là hai phần không thể tách rời. Người quan trọng nhất trong một nghi thức trà đạo là người thực hiện việc pha trà. Các thao tác của người pha trà thể hiện được cái tâm của người pha trà. Cái tâm này sẽ làm cho thao tác pha trà chuẩn mực hơn cũng như là cuốn hút được những người tham gia nghi thức này hay không. Người uống trà chỉ là chủ thể phụ của một nghi thức Trà đạo, hoà cùng chủ thể chính.
Hòa – Kính – Thanh – Tịch, là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ ” ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.
Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà. Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
Xem các đơn hàng khác
TTS – Caddie kéo gậy Gôn (không phí)
Tuyển dụng Quản lý dự án
Chuyên viên kinh doanh tại Nhật
Tuyển dụng chuyên viên chăm sóc khách hàng
Tuyển dụng chuyên viên cửa hàng
Tuyển dụng nhân viên Customer success