Thời gian làm việc của Nhật Bản

Hiện tại, đất nước Nhật Bản đang có tỉ lệ sống thọ cao nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của nam giới chừng 76 năm còn nữ giới là 82 năm. Đến những năm gần đây, tuổi nghỉ hưu trung bình của nhân viên công sở là 55, tuy nhiên, số lượng công ty qui định tuổi nghỉ hưu là 60 đang trên đà tăng trưởng. Với sự kéo dài của tuổi nghỉ hưu, do những nhân tố như tỉ lệ sinh nở thấp và số lượng Shakaijin (học sinh cấp 3 tốt nghiệp trở thành lực lượng lao động xã hội) giảm hơn bao giờ hết, số lượng người già trên 65 tuổi tiếp tục tăng lên. 

Sự già hóa dân số
Sự già hóa dân số

Đầu thế kỉ 21, nhiều người dự đoán rằng 25% tổng dân số sẽ là dân số già. Trách nhiệm hỗ trợ xã hội Nhật Bản sẽ đè nặng trên vai người lao động. Người lao động Nhật Bản dành phần lớn thời gian trong ngày ở công sở. Hầu hết mọi người đều làm việc 8 tiếng một ngày. Thêm vào đó, thời gian có thể vượt quá giờ hành chính, trong một số trường hợp, họ thậm chí làm việc trong ngày lễ. Trong khoảng thời gian Nhật Bản phát triển kinh tế, thiếu hụt nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải, tuy nhiên, từ năm 1991, sau khi “nền kinh tế bong bóng” bị vỡ, công việc ngày một khan hiếm hơn. Giờ làm việc trong năm của một công nhân viên được trả lương trung bình là 200 giờ, dao động nhẹ theo tưởng công ty. Theo khảo sát của Bộ lao động, số giờ làm trung bình của người Nhật Bản năm 1992 là 1972 giờ, so với  Tây Đức (1499 giờ) và Pháp (1619 giờ) thì rõ ràng cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, có nhiều công ty đã quyết định ban hành luật làm việc 5 ngày/ tuần sau khi nhận ra rằng nhiều nhân viên làm việc quá sức. Một bài báo cáo của Bộ lao động cho thấy rằng, sự thật 40% các công ty đã tuân theo qui định làm việc 5 ngày/ tuần. Theo báo cáo lao động năm 1993 của Tổ chức lao động quốc tế, 40% nhân viên Nhật Bản chết vì làm việc quá mức. Trong thời kì ma sát thương mại, có thể sẽ tốt hơn nếu mọi người làm việc 40 tiếng/ tuần, để hưởng thụ thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

2

Kinh tế Nhật Bản đến nay vẫn được hỗ trợ bởi hầu hết lực lượng lao động là nam giới. Ẩn sau đó là suy nghĩ: “Đàn ông kiếm tiền. Phụ nữ ở nhà quán xuyến việc nhà”. Tuy nhiên, kể từ khi số lượng nữ nhân viên công sở tăng, vai trò của hai giới đã được cân bằng. Vì giờ làm việc giảm, đàn ông sẽ có thời gian phụ giúp vợ trong việc nhà cửa. Có vẻ như suy nghĩ lề lối cũ ngày xưa đã được thay đổi.

Tại Nhật Bản, nhiều công ty, chính phủ và các cơ quan thành phố thực hiện chế độ làm việc suốt đời. Đây là một hệ thống mà những sinh viên mới tốt nghiệp đại học được tuyển chọn qua các vòng loại tuyển dụng kéo dài từ mùa hè đến mùa thu, sau đó tuyển họ làm việc suốt đời.

Các sinh viên năm cuối của trường đại học cũng có nhiều sự thay đổi. Từ phong cách quần jeans áo thun, nay được thay thế bằng trang phục công sở vì họ bắt đầu được gọi đi phỏng vấn. Đối với những bạn trẻ, mặc đồ chuẩn bị đi phỏng vấn và trải qua những vòng loại tuyển dụng của các công ty là những cơ hội quan trọng mà kết quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của họ.

Thực tập sinh nước ngoài

Hệ thống làm việc suốt đời đã mang lại tinh thần tận tụy, trung thành với công ty như câu nói từ bao giờ: “người Nhật được sinh ra là sống vì công ty”. Tương tự vậy, khi làm việc cho chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước, có thành ngữ “oyakata hinomaru” (chính phủ lề lối sẽ chăm sóc bạn) có nghĩa rằng chính phủ Nhật bản là ông chủ, vì thế, bạn đảm bảo yên ổn. Trong hệ thống thâm niên, có nguồn gốc từ hệ thống làm việc suốt đời, một người ở độ tuổi 20 thì sẽ không thể nào có vị trí quản lí, bất luận trình độ học vấn ra sao. Do đó, nhiều người có năng lực đôi lúc cảm thấy chán nản về những chọn lựa cá nhân.

Tuy nhiên, gần đây, cái gọi là hệ thống phong cách Nhật Bản đang dần dần bị lung lay. Sự xuất hiện của việc về hưu sớm, việc thuê các chuyên gia theo hợp đồng hay các việc khác tương tự, cho thấy rằng các công ty Nhật đang dần thay đổi. Những tập đoàn lớn, chính phủ, cơ quan nhà nước trả lương định kì theo tháng, và thưởng mỗi năm tương đương với thanh toán của nhiều tháng. Ví dụ, một người nhận lương tháng là 300.000 yen và thưởng bằng 6 tháng lương, thu nhập trung bình hằng năm sẽ là 5.400.000 yen [ 30man*(12+6) ]. Khi làm việc cho công ty Nhật Bản, cần thiết phải làm rõ có trợ cấp gồm thưởng, trợ cấp công tác, trợ cấp nhà cửa hay không chứ không phải chỉ quan tâm là lương tháng bao nhiêu.

SINH HOẠT

Có lẽ, nhân viên khó chấp nhận nhất là việc khó có ngày nghỉ lễ. Tất cả công ty đều cho phép nhân viên nghỉ, tuy nhiên phép nghỉ hằng năm chỉ hai tuần. Với những người có suy nghĩ rằng họ muốn được nghỉ ngơi trong 1 tháng hay đại loại vậy, sự lựa chọn duy nhất của họ là rời công ty hay chờ cho tới khi nghỉ hưu. Gần đây, xu hướng nghỉ hè lâu hơn đang trên đà phát triển tuy nhiên, nhiều lắm cũng chỉ từ 1 tuần đến 10 ngày. Nhật Bản sắp bước vào thời kì chậm phát triển kinh tế. Do đó, sẽ có lúc trong tương lai, cách người Nhật thường đi nghỉ sẽ thay đổi.

Theo Vtown

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0982 159 496
Chat Facebook
Gọi ngay: 0982159496