Nhật Bản thay đổi từ thói quen ngủ nghỉ đến văn hóa làm việc

Tháng 4/2019, luật mới giới hạn thời gian làm thêm giờ có hiệu lực tại Nhật Bản. Quy định chỉ cho phép mỗi người làm thêm tối đa 45 giờ mỗi tháng và 360 giờ mỗi năm nhằm chống lại văn hóa làm việc quá giờ và góp phần đảm bảo giờ ngủ cho người lao động.

1

Nhiều công ty đưa ra chính sách khuyến khích nhân viên ngủ trưa. Tại GMO Internet Group, một công ty có trụ sở ở Tokyo, trang bị một phòng nghỉ trưa cho nhân viên với 27 giường xếp và các loại tinh dầu thơm giúp ngủ ngon.

Sae Takahashi, đại diện GMO Internet Group nói: “Chúng tôi không khuyến khích ‘inemuri’. Mọi người nên biết cách tận dụng khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi thoải mái. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn vào buổi chiều”.

Kể từ năm 2014, NeuroSpace đã làm việc, tư vấn cho hơn 70 công ty để thay đổi văn hóa nghỉ trưa. Chỉ trong đầu năm 2019, số dự án NeuroSpace đã tăng gấp 3, 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

“Cuộc khủng hoảng xung quanh ‘karoshi’ đã thúc đẩy các công ty phải làm điều gì đó. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ mong đợi sự quan tâm và thay đổi thái độ nhanh chóng như trong vài năm gần đây”, người sáng lập NeuroSpace, Kobayashi nói.

Các chương trình của NeuroSpace giúp giám sát giờ nghỉ và thói quen ngủ trưa của nhân viên, xây dựng văn phòng ngủ trưa, còn được biết với tên gọi “kamin” trong tiếng Nhật, tại các công ty.

“Sự phổ biến của các ‘kamin’ sẽ giúp hạn chế tình trạng ngủ vật vã nơi công cộng trong tương lai”, Kobayashi nói.

1

Seiji Nishino, giám đốc phòng thí nghiệm sinh học tại ĐH Stanford, cho rằng mặc dù các quy định và chính sách của nhà nước, doanh nghiệp ngày càng đề cao giá trị của giấc ngủ, vẫn còn chặng đường dài để khiến người Nhật từ bỏ thói quen bạ đâu ngủ đó.

“Trước đây, học sinh thường ngủ trưa ở trường. Tuy nhiên, trong vài thập niên qua, trẻ em đã không còn có thói quen này nữa. Điều này khiến người Nhật ngày nay rất hiếm khi ngủ trưa”, ông Nish Nishino nói.

Năm 2018, trường trung học Meizen ở Fukuoka gây chú ý khi số học sinh đỗ vào ĐH Tokyo – một trong những ngôi trường uy tín của Nhật Bản – tăng gấp đôi so với năm trước.

Một trong những bí quyết thành công được nhà trường tiết lộ không phải là việc gia tăng giờ học, các lớp luyện thi hay bài tập về nhà… mà chính là áp dụng thời gian nghỉ trưa 10 phút sau mỗi bữa ăn trước khi bắt đầu tiết học thứ 5 trong ngày.

Tại thành phố Osaka, chính quyền địa phương đã hợp tác với ĐH Osaka để theo dõi và phân tích thói quen ngủ của học sinh tiểu học và trung học trên toàn tỉnh.

Đến tháng 1/2019, 6.000 trẻ em đã tham gia nghiên cứu này. Kết quả cho thấy 15% học sinh không hề mệt mỏi khi ngủ trung bình 8,7 giờ mỗi ngày và 16% cho biết họ cực kỳ mệt mỏi khi ngủ ít hơn 7,7 giờ.

 

3

Khi chất lượng giấc ngủ ngày càng được xem trọng, các thiết bị, sản phẩm để giúp con người ngủ ngon hơn, được gọi chung là ngành công nghiệp ngủ, có cơ hội phát triển.

Nhiều ứng dụng có sẵn trên thị trường hiện được sử dụng cùng với các chương trình ngủ tại các công ty, tập đoàn lớn của Nhật.

“Lý tưởng nhất là khi không cần phải phụ thuộc vào công nghệ, chúng ta vẫn có thể ngủ ngon. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, chúng tôi cần thực hiện điều chỉnh thói quen một cách tự nhiên và từ từ từng bước một”,  Kobayashi của công ty NeuroSpace nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0982 159 496
Chat Facebook
Gọi ngay: 0982159496