Nhật Bản mở rộng cơ hội cho lao động Việt Nam

Theo thống kê của Cục lao động ngoài nước, trong 6 tháng qua, bình quân mỗi tháng có trên 1.200 thực tập sinh cung ứng sang Nhật Bản. Hiện cục đang thẩm định hợp đồng của hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong đó có nhiều hợp đồng đăng ký tuyển dụng với số lượng lớn, từ 50-100 người.

Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng tình hình đưa thực tập sinh sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn này, đặc biệt là ở lĩnh vực xây dựng. 

Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật về Thực hiện chương trình thực tập kỹ năng và bảo hộ thực tập sinh nước ngoài
Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật về Thực hiện chương trình thực tập kỹ năng và bảo hộ thực tập sinh nước ngoài

Vào tháng 11/2016, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật về Thực hiện chương trình thực tập kỹ năng và bảo hộ thực tập sinh nước ngoài (lần đầu tiên Nhật Bản có luật riêng quy định về chế độ đối với thực tập sinh nước ngoài). Theo luật mới này quy định một số nội dung mới như: thành lập Cơ quan Quản lý thực tập kỹ năng (OTIT) là cơ quan Nhà nước (thuộc Bộ Lao động – Y tế – Phúc lợi và Bộ Tư pháp Nhật Bản) có chức năng điều hành và quản lý thực hiện các hoạt động liên quan đến thực tập kỹ năng, như: thẩm định cấp giấy phép cho các tổ chức quản lý (nghiệp đoàn, đoàn thể giám sát tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài trước đây) và cấp chứng nhận kế hoạch cho các đơn vị, cơ sở Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài; kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm liên quan đến thực hiện thực tập kỹ năng; hỗ trợ, bảo hộ và bảo vệ các quyền, quyền lợi của thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản một cách hiệu quả hơn; thiết lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan liên quan của Nhật Bản trong việc thực hiện chương trình thực tập sinh nói trên; yêu cầu  có sự hợp tác giữa Chính phủ Nhật Bản với Chính phủ các nước đưa thực tập sinh sang Nhật Bản (thông qua việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về Chương trình thực tập kỹ năng – MOC).

Nhật Bản thiếu rất nhiều lực lượng lao động, đặc biệt là kỹ sư xây dựng
Nhật Bản thiếu rất nhiều lực lượng lao động, đặc biệt là kỹ sư xây dựng

Theo luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/7, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Theo quy định mới tại luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu. Nếu tổ chức tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật phát hiện doanh nghiệp trong nước có thu khoản tiền này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị từ chối cung ứng lao động sang Nhật.

Cùng đó, là một số chế độ  mới mà Chính phủ Nhật Bản dành cho người lao động như: Sau 1-2 tháng nhập cảnh, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa. Sau khi đã trải qua thời gian thực tập kỹ năng, người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được làm thêm giờ và trả lương cùng các chế độ bảo hiểm đầy đủ. Mức thu nhập của lao động nhờ thế cũng sẽ được tăng lên khoảng 30% sau khi ký hợp đồng lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0982 159 496
Chat Facebook
Gọi ngay: 0982159496