Khi “Karoshi” – thuật ngữ tiếng Nhật chỉ những người chết vì làm việc quá sức, thiếu ngủ – trở thành vấn nạn, người dân xứ Phù Tang đang phải học cách quý trọng giấc ngủ hơn.
Khoảng 3h chiều, trong các quán cà phê ở trung tâm Tokyo, Nhật Bản, không khó để bắt gặp cảnh những người gục mặt, ngủ gật trên bàn trong khi laptop đang mở. Họ là những nhân viên văn phòng lén lút rời khỏi chỗ làm để tranh thủ chợp mắt giữa giờ họp chiều.
Tất cả quá mệt mỏi nên chẳng quan tâm chỗ ngủ có thoải mái hay không. Vài giờ sau, những người may mắn có thể kiếm được chỗ ngồi trên tàu điện ngầm chật kín giờ tan tầm để “đánh” thêm một giấc nữa. Tuy xa lạ trong mắt nhiều người ngoại quốc, hình ảnh này không khiến người dân xứ Phù Tang để tâm hay ngạc nhiên.
Ở đất nước được mệnh danh là “thiếu ngủ nhất thế giới” như Nhật Bản, inemuri – những người kiệt sức vì công việc, có thể bạ đâu ngủ đó – đã trở thành một nét đặc trưng.
Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD năm 2019, Nhật Bản có giấc ngủ trung bình ngắn nhất trên thế giới với khoảng 7,3 giờ mỗi ngày. Hàn Quốc cũng là một trong những nước ngủ ít với thời gian trung bình 7,85 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, các quốc gia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc đều ngủ hơn 8,3 giờ mỗi ngày.
Năm 2013, nữ phóng viên 31 tuổi của đài truyền hình quốc gia NHKđược phát hiện chết trên giường trong khi tay vẫn cầm điện thoại. Trước đó, người phụ nữ này đã làm thêm gần 160 giờ và chỉ được nghỉ hai ngày mỗi tháng.
Năm 2017, một nhân viên 24 tuổi của công ty quảng cáo Dentsu đã nhảy từ cửa sổ tòa nhà sau khi đăng trạng thái: “Tôi sẽ chết. Tôi quá mệt mỏi!” lên mạng xã hội. Công ty này sau đó bị phạt và CEO đã phải từ chức.
Đối với Takanori Kobayashi, tình trạng thiếu ngủ triền miên đã khiến anh quyết tâm nghỉ việc ở công ty cũ và thành lập NeuroSpace, startup chuyên xây dựng chương trình ngủ trưa cho các công ty, tập đoàn ở Nhật Bản. “Sau khi tốt nghiệp và trở thành người làm công ăn lương, tôi đã bước vào một chu kỳ khủng khiếp. Tôi không thể ngừng suy nghĩ về những áp lực từ các đồng nghiệp lớn tuổi hơn khi đi ngủ. Điều đó có nghĩa là tôi không thể ngủ nhiều. Ngày hôm sau chuyện thiếu ngủ lại khiến tôi không thể làm việc hiệu quả”, Kobayashi nói.
Nguồn: Sưu tầm
Xem các đơn hàng khác
TTS – Caddie kéo gậy Gôn (không phí)
Tuyển dụng Quản lý dự án
Chuyên viên kinh doanh tại Nhật
Tuyển dụng chuyên viên chăm sóc khách hàng
Tuyển dụng chuyên viên cửa hàng
Tuyển dụng nhân viên Customer success