Đây là hiện tượng các hộ độc thân tăng lên và mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên hời hợt. Thuật ngữ “xã hội vô duyên” là một từ mới được sinh ra và được sử dụng lần đầu tiên trong chương trình truyền hình của NHK năm 2010. Từ “duyên” ở đây có lẽ được dùng với nghĩa chỉ sợi dây liên hệ giữa con người với con người.
Nhịp sống xã hội công nghiệp và lối sống hiện đại cũng góp phần tạo nên nó. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại.
Trong dòng chảy đó mối quan hệ giữa con người với con người trở nên “mỏng đi” và bị bao vây bởi sự “cô độc”. Mối quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ khi con cái không sống cùng cha mẹ khi trưởng thành, các chức năng kinh tế, giáo dục, tôn giáo của gia đình chuyển sang cho các tổ chức khác. Những khó khăn của nền kinh tế, sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng suốt đời, sự bảo vệ thông tin-quyền riêng tư nghiêm ngặt đã tạo nên những mối quan hệ “khách sáo” và “xa cách”.
“Xã hội vô duyên” là thủ phạm trực tiếp của nạn tự sát (Nhật Bản mỗi năm có khoảng 3 vạn người tự sát). Theo dõi truyền hình Nhật thì thấy rất nhiều trường hợp tự sát là trong lúc khó khăn thiếu người “đồng cảm”, “chia sẻ”….
2. Già hóa dân số
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tính đến 1/1/2017, dân số Nhật Bản đã giảm mức kỷ lục 308.084 người so với 1 năm trước đó, xuống còn 125.583.658 người. Đây là năm thứ 8 liên tiếp dân số Nhật Bản giảm, bất chấp những nỗ lực trong việc giải quyết tốc độ nhanh chóng của già hóa dân số. Trong năm 2016, có 981.202 em bé được sinh ra, trong khi số người qua đời ở mức cao kỷ lục 1.309.515 người.
Nhật Bản chứng kiến sự suy giảm dân số tại 41/47 tỉnh thành, giữa bối cảnh tiếp diễn tình trạng di cư đến thủ đô và các vùng lân cận. Tokyo là nơi tăng dân số lớn nhất, với 0,6%, tương đương tăng 77.400 người. Theo độ tuổi, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao kỷ lục với 27,17% trong tổng dân số. Trong khi những người trong độ tuổi 14 trở xuống tiếp tục có xu hướng giảm, chiếm 12,69% trong cuộc khảo sát gần đây nhất.
Vấn đề này xuất hiện ở Nhật Bản từ lâu và ngày càng trầm trọng. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy và tạo nên vòng luẩn quẩn: thiếu lao động, gia tăng gánh nặng tiền lương hưu và phúc lợi xã hội, suy giảm sức mua làm kinh tế trì trệ, hoang phế hóa các khu dân cư, đặt áp lực lên các thiết chế xã hội phải thích ứng với …người già.
3. “Qúa mật hóa” và “Hoang phế hóa”
“Quá mật hóa” hiểu một cách đơn giản là hiện tượng dân số tập trung mạnh và nhanh với số lượng lớn ở các đô thị gây nên một loạt hệ lụy khác về kinh tế, xã hội, môi trường.
“Hoang phế hóa” là hiện tượng dân số của địa phương nào đó suy giảm mạnh làm cho các chức năng kinh tế, xã hội…của nơi đó trì trệ và rơi vào khủng hoảng.
Hai hiện tượng này có liên quan rất chặt chẽ đến chính sách phát triển kinh tế vĩ mô và quy hoạch đô thị. Hiện tượng dân cư nông thôn đổ về thành phố kiếm sống sẽ gây ra cả hai hiện tượng trên.
Xem các đơn hàng khác
TTS – Caddie kéo gậy Gôn (không phí)
Tuyển dụng Quản lý dự án
Chuyên viên kinh doanh tại Nhật
Tuyển dụng chuyên viên chăm sóc khách hàng
Tuyển dụng chuyên viên cửa hàng
Tuyển dụng nhân viên Customer success